Tháng 12 khi những cơn gió mang theo hơi lạnh tràn về, đâu đó cũng đã khoác lên mình những chiếc áo ấm. Trong những ngày đông đặc biệt đó, sáng ngày 9/12/2019 Trường TH&THCS Trường Thủy đã diễn ra tiết sinh hoạt dưới cờ đầy hứng khởi với chủ đề: “Tuyên truyền bình đẳng giới” và giới thiệu sách tháng 12

Sau lễ chào cờ
trang nghiêm, long trọng, thầy cô và các em được nghe bài tuyên truyền “Bình đẳng giới” do cô giáo Trương Thị Lệ Giang - Phó hiệu trưởng nhà
trường trình bày.

Bình
đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là
trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong
gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử
bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền
đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần
tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng
thể chế gia đình bền vững.
Tuy nhiên, định kiến giới
và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và
một bộ phận dân cư trong xã hội. Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ
trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia
đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng.
Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được
coi là “thiên chức” của phụ nữ.
Hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phụ nữ là lao động chính song lại
không có tiếng nói trong gia đình. Những người đàn ông thường giành thời gian
cho việc làng, việc nước, họ hàng, rồi rượu chè, các tệ nạn xã hội… nên gánh
nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người
phụ nữ.
Nguyên nhân trên do một bộ phận xã hội hiểu không
đúng về bình đẳng và bình đẳng giới, còn quan niệm cho rằng bình đẳng giới là
ưu tiên cho phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của Uỷ ban
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và của Hội phụ nữ Việt Nam.
Với bài tuyên
truyền ngắn gọn và súc tích của cô giáo Trương Thị Lệ Giang, các thầy cô và các em học sinh được hiểu rõ hơn về luật bình đẳng
giới, và giúp cho các em có một cái nhìn khách quan hơn.
Không chỉ dừng lại ở đó buổi sinh
hoạt dưới cờ còn nối tiếp với chủ đề giới
thiệu
sách tháng 12. Với những lời lẽ thuyết phục và đầy xúc động cô Trương
Thị Dứa nhân viên thư viện đã
giới thiệu tới bạn đọc một cuốn sách đầy ý nghĩa. Cuốn
sách mang tên “Hải đoàn cảm tử” của Cao
Văn Liên biên soạn. “Hải
đoàn cảm tử”
của nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2009 với khổ sách 12x19cm, 101 trang với 13 câu chuyên cảm động về những
chiến công oanh liệt của Hải đoàn cảm tử.

“Hải đoàn cảm tử” là
cách gọi khác của Trung đoàn 125 thuộc Bộ Tư lệnh hải quân Việt Nam. Trung đoàn
được thành lập với nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, thuốc men từ hậu phương miền Bắc
vào chiến trường miền Nam bằng đường biển, trang bị phương tiện cho đồng bào
miền Nam đánh bại chiến tranh xâm lược Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc. Trung đoàn đã mở “đường mòn Hồ chí Minh trên biển”, đóng một
vai trò cực kì quan trọng trong việc chi viện cho tiền tuyến vào thời điểm khó
khăn nhất của cách mạng miền Nam.
Chỉ những thông tin ngắn gọn về quyển sách
cô nhân viên viên thư viện đã làm cho các em học sinh hiểu rõ phần nào nội dung
của cuốn sách.
Buổi sinh hoạt dưới cờ đã khép lại,
nhưng nhiều bài học bổ ích, nhiều hiểu biết thiết thực mở ra cho tất cả
các em. Tin rằng, sau buổi sinh hoạt này, các em có thêm nhiều kiến thức về luật bình đẳng
giới và những hiểu biết của mình về cuốn sách “Hải đoàn cảm
tử”.
Lê Thị Xuân - Tổ 1-2-3